Phế, phụ liệu trong công nghệ thực phẩm là gì?

Phế, phụ liệu trong công nghệ thực phẩm là gì?

Bên cạnh nhu cầu được ăn mặc đẹp, được sống cuộc sống thoải mái, tiện nghi thì con người còn có nhu cầu được ăn ngon, ăn đầy đủ chất dinh dưỡng để có sức khỏe tốt. Vì lý do đó mà ngành công nghiệp chế biến thực phẩm ngày càng phát triển mạnh mẽ, góp phần đáp ứng nhu cầu về ăn uống cho con người. Tuy nhiên, những mặt hàng dư thừa, những phụ liệu không dùng tới trong quá trình sản xuất thải ra môi trường đã gây nên sự ô nhiễm, nguy hại cho sức khỏe con người. Vậy phế, phụ liệu trong công nghệ thực phẩm là gì? Hãy cùng chúng mình nghiên cứu qua bài viết này nhé!

Phế, phụ liệu trong công nghệ thực phẩm là gì?

Trong công nghệ chế biến thực phẩm, trong quá trình tạo nên sản phẩm, sẽ có một lượng lớn phế phụ liệu dư thừa. Những phế phụ liệu này nếu không được xử lí theo phương pháp phù hợp sẽ trở thành rác thải không có ích và được thải ra môi trường. Chính những phế phụ liệu mà các công ty thải ra góp phần gia tăng sự ô nhiễm môi trường. Cũng chính vì vậy, nhiều công ty đã áp dụng những phương pháp tái chế hay biến đổi dựa trên đặc điểm, tính chất và thành phần của phế phụ liệu để tạo ra những sản phẩm mới có ích cho xã hội.

Hệ lụy môi trường từ phế, phụ liệu thực phẩm

Nếu chưa xử lí triệt để, những phế, phụ liệu rất dễ trở thành tác nhân gây ô nhiễm cùng những tác động nguy hại cho sức khỏe con người.

  • Nguồn ô nhiễm khí thải cơ bản của chế biến thực phẩm là phát thải thứ cấp từ các bãi rác thực phẩm khi phân hủy tạo khí metan, tạo ra 3,3 tỷ tấn khí nhà kính mỗi năm trên toàn cầu, chiếm khoảng 7% tổng lượng khí thải.
  • Nước thải này ngoài khả năng chứa những chất thải hữu cơ có nguồn gốc từ động, thực vật còn chứa lượng tồn đọng thuốc bảo vệ thực vật, trừ sâu, chất bảo quản trong quá trình canh tác hoặc sau thu hoạch, những hóa chất tẩy rửa thực phẩm còn dư hoặc dầu, nhớt tồn đọng trong khi rửa sàn hay làm sạch, bảo trì thiết bị sản xuất.
  • Chất thải rắn của ngành chế biến thực phẩm chủ yếu là các tạp chất và những phần bỏ đi từ thực phẩm, thêm vào đó là vỏ các chai lọ, bao bì đựng hóa chất, chất bảo quản, dung dịch tẩy rửa. với hàm lượng dinh dưỡng cao, chúng dễ thối rữa khi tích tụ lớn dần, trở thành nơi sinh sôi, tập trung của nhiều loài sinh vật gây bệnh. Trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm, chất thải rắn nông sản chế biến thường phát sinh từ các công đoạn bóc gọt, rửa, luộc, cắt và từ các sản phẩm phụ như bã ép, vỏ, còn giết mổ gia súc gia cầm hay chế biến thủy hải sản thì nguyên liệu gần như được tận dụng hết và chỉ có sinh khối nhầy, vây, lông và những phần thừa nội tạng.

Mối nguy sức khỏe từ rác thải chế biến thực phẩm

  • Do nguyên liệu nông sản hư hỏng thối rữa, súc vật bị bệnh, đem giết mổ, nấu không kỹ, công nhân chế biến không thực hành vệ sinh cá nhân hay bị bệnh nhiễm hoặc việc bảo quản thực phẩm không tốt. Tác nhân sinh học gây ô nhiễm là do vi khuẩn, các siêu vi trùng, ký sinh trùng (Sán dây, Sán lá gan, Sán lá phổi, Giun xoắn)
  • Trong sản xuất, chế biến thực phẩm có thể xảy ra ô nhiễm hóa học. Những chất hóa học hay bị ô nhiễm vào thực phẩm gồm: Các chất ô nhiễm từ môi trường, các chất hóa học sử dụng tồn dư trong nông sản nguyên liệu, các chất phụ gia thực phẩm, các hợp chất không mong muốn có trong bao bì chứa đựng, đóng gói thực phẩm, các chất độc tự nhiên có sẵn trong thực phẩm nguyên liệu…
  • Các mảnh kim loại, thủy tinh, mảnh gỗ, sạn, đất, sỏi, xương, lông tóc… lẫn vào thực phẩm, ô nhiễm phóng xạ từ các sự cố như rò rỉ phóng xạ từ các trung tâm nghiên cứu phóng xạ, các nhà máy điện nguyên tử… hoặc các thực vật, động vật nuôi trong vùng bị ô nhiễm phóng xạ, kể cả nước uống, sai sót trong việc bảo quản thực phẩm bị nhiễm các chất phóng xạ và gây hại cho người sử dụng khi ăn uống chúng.

 

Mối nguy sức khỏe từ rác thải chế biến thực phẩm

 

Giải pháp: tận dụng phế, phụ liệu thực phẩm như một nguồn tài nguyên

Chúng ta nên tái chế và sử dụng những  phế, phụ liệu trong ngành công nghiệp thực phẩm. Việc tận dụng hiệu quả các phế phụ phẩm trong chế biến thực phẩm như trấu, cám, mật rỉ, bã mía, nội tạng, mỡ cá, sinh khối nhầy, vỏ giáp xác…bằng áp dụng khoa học công nghệ và tiến bộ kỹ thuật vào khâu tái sản xuất cũng như đầu tư, xử lý chất thải; thực hiện sản xuất sạch; tiết kiệm năng lượng chính là gia tăng giá trị thặng dư bằng tận thu tái tạo tài nguyên đồng thời góp phần quan trọng bảo vệ môi trường.

Gọi điện thoại
0906.087.888
Chat Zalo